Chủ Nhật, 04/05/2025

Về tranh chấp ai có quyền sử dụng đất

27/09/2017 - 22:15 | Nghiên cứu, trao đổi

Qua hoạt động kiểm sát xét xử giải quyết dân sự “tranh chấp quyền sử dụng đất” tại thành phố Hồ Chí Minh có nhiều vụ án phức tạp, nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Sau đây tôi tóm tắt nội dung vụ án, đồng thời đưa ra ý kiến vụ án để bạn đọc cùng trao đổi, tham khảo:

Nội dung vụ án:

Theo Nguyên đơn bà M và bà L có người đại diện ủy quyền là ông T trình bày:

Phần đất có diện tích khoảng 8.483m thuộc các thửa  171,172,181, 182,191, 192, 201, 202, 26, 27 tờ bản đồ số 2 tọa lạc tại ấp 4, xã L, huyện C, thành phố Hồ Chí Minh có nguồn gốc của gia tộc để lại cho ông B. Năm 1992 do tuổi già sức yếu nên ông B lập tờ hợp chung bổn tộc tương phân và uỷ quyền cụ thể như sau:

- Ông B được chia 3.000mđất thuộc thửa 171 với diện tích 1.386mvà một phần thửa 18với diện tích 1.695m2 ( 1.386 + 1.695 = 3.081m2 ) ông Băng đã sử dụng và bán cho người khác.

- Ông S (chồng bà N) được chia một phần thửa 20với diện tích 188m2 (trong diện tích 242m), một phần thửa 171 với diện tích 214mvà một phần thửa 181 với diện tích 1.300m2. Tổng cộng 1.702m2 và ông Sang đã bán phần đất của gia tộc đã  chia cho ông.

- Bà M và bà L được chia phần đất còn lại với diện tích 2.483m2 thuộc một phần thửa 192, 26, 27 trong phần đất của gia tộc đã chia. Thực tế hiện nay là một phần thửa 19 với diện tích 855m2, thửa 26 với diện tích 950m2, thửa 27 với diện tích 581m2, tổng cộng của bà M, bà L là 2.386m2 đất.

Sau khi được gia tộc chia đất thì M và bà L ủy quyền cho ông G (là con rễ bà M), được toàn quyền đến Ủy ban nhân dân xã L đăng ký quyền sử dụng đất và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phần đất trên mà gia tộc tương phân cho bà M, bà L.

Tháng 5 năm 1998 phát hiện bà N đăng ký phần đất của bà M, bà Lvới diện tích 2.483m(thực tế hiện nay là 2.386m) thuộc một phần thửa 19, 26, 27 tờ bản đồ số 2 tọa lạc tại ấp 4 xã L, huyện C, thành phố Hồ Chí Minh nên bà M, bà L làm đơn khiếu nại gửi UBND xã L giải quyết và xã đã hoà giải vào ngày 08/6/1998 nhưng không thành, hai bà không đồng ý ký biên bản. Sau đó thì xã không tiếp tục giải quyết nữa, nghĩ là đất của bà M, bà L đã được chia.

Năm 2010 bà M, bà L có ông T làm đơn khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết như sau:

Bà M yêu cầu bà N trả lại phần đất có diện tích 855m2 thuộc thửa 19 (Thửa (BK) phần chiết 19-1), tờ bản đồ số 02 và 445m2 thuộc một phần thửa số 27 (Thửa (BK) phần chiết 27-2), tờ bản đồ số 02, xã L, huyện C, thành phố Hồ Chí Minh

Bà M yêu cầu Tuyên hủy quyết định của Ủy ban nhân dân huyện C về việc công nhận quyền sử dụng phần đất có diện tích 855m2 thuộc thửa 19 (Thửa (BK) phần chiết 19-1), tờ bản đồ số 02 và 445m2 thuộc một phần thửa số 27 (Thửa (BK) phần chiết 27-2), tờ bản đồ số 02, xã L, huyện C, thành phố Hồ Chí Minh cho gia đình bà N.

Bà L yêu cầu bà N trả lại phần đất có diện tích 950m2 đất thuộc thửa 26 và 136m2 thuộc một phần thửa số 27 (thửa (BK) phần chiết 27-1), tờ bản đồ số 02, xã L, huyện C, thành phố Hồ Chí Minh.

Bà L yêu cầu tuyên hủy quyết định của Ủy ban nhân dân huyện C về việc công nhận quyền sử dụng phần đất có diện tích 950m2 đất thuộc thửa 26 và 136m2 thuộc một phần thửa số 27 (thửa (BK) phần chiết 27-1), tờ bản đồ số 02, xã L, huyện C, thành phố Hồ Chí Minh cho gia đình bà N.

Về phía bị đơn bà N trình bày:

Nguồn gốc đất là của bà P đứng sổ bộ do chế độ cũ cấp vào ngày 16/7/1949 với diện tích 14.800m2  toạ lạc xã L. Sau khi bà P chết con ruột là ông B hưởng thừa kế và cho cha chồng bà tên Đ thuê hàng năm đong lúa cho ông. Đến năm 1963 chế độ cũ lấy khoảng 6.414mlập ấp chiến lược còn lại khoảng 8.386mcha chồng bà vẫn canh tác.

Năm 1976 vào tập đoàn 35 ấp 4 xã L, huyện C đến năm 1984 ông Đ chia cho anh chồng bà tên G khoảng 2.000m2. Năm 1985 cha chồng bà chết anh chồng và chồng bà canh tác hết diện tích đất nêu trên (hiện nay thuộc các thửa 18,19, 26, 27, còn anh chồng bà cũng thuộc một phần thửa 19,18). Canh tác cho đến năm 1993, ông B đòi lại đất thì chồng bà nói vào ấp chiến lược còn khoảng 6000mthì ông đòi lấy 3000m2. Phần còn lại ông chia cho ông G: 1.500m, vợ chồng bà: 1.500m2 (có làm tờ tương phân ruộng đất) vào ngày 10/02/1993 ông B đến xã xin đăng ký và cán bộ địa chính của xã đến đo đạc thực tế thì thừa ra khoảng 2.483m2. Sau đó bà M, bà L thấy thừa đất nên đã xin ông B đồng ý cho và có làm giấy ủy quyền cho bà M, bà L vào ngày 18/02/1993. Hai bà chưa sử dụng đất ngày nào, đến ngày 06/10/1993 bà M, bà L bán đất cho vợ chồng bà với số tiền là 7.000.000 đồng (Bảy triệu đồng) với hình thức làm tờ ủy quyền có sự chứng kiến của ông Nguyễn Văn A là cháu ruột trong tộc.

Cuối năm 1993 UBND huyện C cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời cho chồng bà là ông S. Năm 1994 ông S xin phép UBND xã L múc đất làm ao nuôi cá đến ngày 25/12/1996 thì chồng bà chết. Bà N trực tiếp sử dụng đất cho đến ngày 31/7/1997 thì xã thông báo đổi quyền sử dụng đất và bà đứng tên thay. Lúc này bà thấy chỉ có thửa 26 diện tích 950mvà thửa 27 diện tích 581m2. Tổng cộng chỉ có 1.531mbà phát hiện thiếu đất nên đến địa chính xã báo và đăng ký bổ sung. Đến ngày 03/5/1999 cấp thửa 20 diện tích 684mvà thửa 19 diện tích 855m2 và bà trực tiếp sử dụng cho đến nay. Qua quá trình sử dụng đất thì bà M, bà L có tranh chấp hai lần, vào ngày 09/4/1998 UBND xã L tổ chức hoà giải bác đơn và ngày 13/3/2004 khiếu nại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do có tiêu cực và công an huyện C đã ra thông báo số 260/CA-BC ngày 30/3/2004 của công an huyện C công nhận là đúng pháp luật và UBND huyện C cũng có công văn trả lời đơn khiếu nại của bà M, bà L vào ngày 14/4/2004. Đồng thời qua giám định chữ ký bà M, bà L thì các cơ quan chức năng giám định bà L đã ký vào ủy quyền còn bà M thì có một dấu chữ thập(+).

Ngày 04/4/2006 gia đình ông H có mời bà đến bàn việc làm giấy cam kết thoả thuận phần đất mà ông B đã ủy quyền cho bà M, bà L là 2.483m2. Nội dung bà M, bà L uỷ quyền lại cho chồng bà là ông S: 2.483m, thửa nào đăng ký rồi thì thôi, còn thửa nào chưa đăng ký thì giao lại cho ông H. Bà trả lời là đã đăng ký và được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi, ông H nói phần nào đăng ký rồi thì được toàn quyền sử dụng và có làm giấy cam kết. Nay bà N yêu cầu Tòa án bác đơn khởi kiện của bà M và bà L.

Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân Huyện C nhận định toàn bộ đất 2.386m2 là của bà M, bà L được chia hưởng đất của gia tộc.Ông S chỉ được ủy quyền sử dụng nhưng cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử đất cho bà N là không đúng quy định pháp luật. Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc bà N và các con bà N trả lại toàn bộ đất cho bà M, bà L. Đồng thời hủy các quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtđã cấp cho bà N.

Không đồng ý với bản án bà N và ông K kháng cáo, tại cấp phúc thẩm, Hội đồng xét xử chấp nhận đơn kháng cáo của bà N và ông K, bác đơn khởi kiện của bà M, bà L.

Quá trình giải quyết vụ án trên đặ ra một số vấn đề cần trao đổi:

Một là quyết định của tòa án cấp sơ thẩm buộc bà N và ông K phải trả toàn bộ đất  2.386m2 của các thửa 19, 26, 27 tờ bản đồ số 2 xã L, Ủy ban nhân dân huyện C đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên bà N có đúng pháp luật không?

Hai là, việc Tòa cấp phúc thẩm bác đơn khởi kiện của bà M, bà L và công nhận toàn bộ diện tích : 2.386m2 của các thửa 19, 26, 27 tờ bản đồ số 2 xã L, Ủy ban nhân dân huyện C đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên bà N có đúng pháp luật không?

Thực tiễn giải quyết vụ việc trên có nhiều quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng cấp phúc thẩm là sai vì bà M và bà L ủy quyền cho ông S sử dụng có nhận bà N số 7.000.000 đồng nhưng bà N không chứng minh thời điểm giao tiền có biên nhận không? Năm 1996 ông S chết, ủy quyền không còn giá trị. Bà N (vợ ông S) và con không được sử dụng và canh tác nên phải trả lại toàn bộ diện tích 2.483m2 cho bà M, bà L. Việc Ủy ban nhân dân huyện C cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà N đối với thửa đất thửa 26 diện tích 950mvà thửa 27 diện tích 581m2 và thửa 19 diện tích 855m2 không đúng nên có cơ sở chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn cần phải hủy các quyết định cấp GCNQSĐ của Ủy ban nhân dân huyện C.

Quan điểm thứ hai việc Tòa án cấp phúc thẩm xử là đúng pháp luật vì: Ngày 18/02/1993 bà M và bà L được ông B ủy quyền để sử dụng nhưng không sử dụng không kê khai đăng ký sử dụng đất tại các cơ quan có thẩm quyền. Ngày 6/10/1993 bà M và bà L làm tờ ủy quyền lại cho ông S quản lý và sử dụng “vĩnh viễn” toàn bộ diện tích 2.483m2 đất thuộc một phần thửa 192, 26, 27 là sử dụng lâu dài khi chết thì vợ, con được sử dụng tiếp mà không có điều kiện trả lại đất. Hơn nữa vào ngày 4/6/2006 gia đình bà M, bà L, và bà N đã có thỏa thuận cam kết các thửa đất đã được cơ quan chức năng cấp giấy CNSSĐ thì không được quyền tranh chấp nên nay bà M, bà L đòi lại đất không có căn cứ.

Theo quy định pháp Luật dân sự và Luật đất đai tôi nhận thấy quan điểm điểm thứ hai có cơ sở:

Thứ nhất, phần đất có diện tích khoảng 8.483m thuộc các thửa  171,172,181, 182,191, 192, 201, 202, 26, 27 tờ bản đồ số 2 tọa lạc tại ấp 4, xã L, huyện C, thành phố Hồ Chí Minh có nguồn gốc của bà P đứng bộ để lại cho ông B. Năm 1992 do tuổi già sức yếu nên ông B lập tờ hợp chung bổn tộc tương phân và uỷ quyền cho các anh em trong họ tộc trong đó: bà M và bà L được chia phần đất với diện tích 2.483m2 thuộc một phần thửa 192, 26, 27.  Ngày 18/02/1993 ông B lập “tờ ủy quyền ruộng” đất với nội dung cho bà L, bà M 2.483 m2 đất, tờ ủy quyền này được UBND xã L xác nhận ngày 23/02/1993. Thực tế hiện nay là một phần thửa 19 với diện tích 855m2, thửa 26 với diện tích 950m, thửa 27 với diện tích 581m, tổng cộng là 2.386m2.

Ngày 6/10/1993 bà M và bà L làm tờ ủy quyền nội dung: “Nay chúng tôi đồng ý ủy quyền sử dụng vĩnh viễn một miếng ruộng độ 24 sào tọa lạc Tập Đoàn 35 lại cho cháu, em chúng tôi là S sanh năm 1962 thường trú tại ấp 4, xã L”.

Đối chiếu luật đất đai năm 1987 cùng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quy định về đất đai thời điểm này là đất đai thuộc sở hữu tòan dân, người dân không được mua bán hay chuyển nhượng nên bà M, bà L đã thực hiện với hình thức làm tờ ủy quyền cho ông S sử dụng vĩnh viễn ngày 06/10/1993. Tuy ủy quyền không thể hiện việc giao nhận tiền nhưng kết quả các lần giám định của các cơ quan giám định đều kết luận chữ ký của bà L trong giấy ủy quyền là đúng bà L ký, riêng chữ thập (+) bên cạnh họ tên bà M do không thể hiện được các đặc điểm truy nguyên cá biệt nên không đủ cơ sở để tiến hành giám định. Tờ ủy quyền có sự chứng kiến của ông Nguyễn Văn A và ông Nguyễn Văn X trưởng ban nhân dân ấp 4, xã L xác nhận và ông X khai tại Tòa ngày 09/01/2007 là có thật.

Năm 1984 ông Đ cha ông S sử dụng và đăng ký theo Chỉ thị 299/TTg. Năm 1994 ông S đi đăng ký quyền sử dụng đất phần đất thuộc thửa 19 diện tích 855m/ 2155 (ghi loại đất LM); thửa 27 diện tích 581m2 loại đất là (LM); Thửa 26 diện tích 950 m2 (dất LM) theo chỉ thị 02/CT. Từ khi được ông B ủy quyền 2.483m2  bà L bà M hoàn toàn không sử dụng đất, không kê khai đăng ký theo chỉ thị 299/CP và Chỉ thị 02/CT với Ủy ban nhân dân xã L, huyện C theo quy định pháp luật. Năm 1996 ông S chết, ngày 20/2/1997 Ủy ban nhân xã L xác nhận ghi thuận cấp và bà N là vợ ông S được thay tên trong giấy đăng ký và các sổ mục kê ruộng đất là phù hợp. Bà N có nộp thuế đất nông nghiệp hàng năm, đã sử dụng đất ổn định từ năm 1992 đến nay. Hiện các thửa đất 26, một phần thửa 27 và một phần thửa 19 tờ bản đồ số 2 xã L, Ủy ban nhân dân huyện C đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên bà N là đúng theo trình tự Luật đất đai năm 1993.

Thứ hai, căn cứ vào bản cam kết và thỏa thuận ngày 4/4/2006 ghi: “Đất trước kia của ông B đã ủy quyền tương phân cho bà M, L…được quyền sử dụng theo tờ ủy quyền là 2483m2 sau đó đồng ý ủy quyền lại cho ông S là chồng bà N đăng ký sử dụng trên đất ao(nếu phần đất ao đã đăng ký rồi thì không được quyền tranh chấp”.

Đây là chứng cứ quan trọng mấu chốt của vụ án vì cam kết thỏa thuận trên của nguyên đơn bà M có ký và lăn dấu vân tay; bị đơn bà N, có ông H được bà L ủy quyền ký là sự tự nguyện và khẳng định lại việc đã ủy quyền vĩnh viễn sử dụng đất có diện tích 2.483m2 cho ông S. Năm 1993 UBND huyện C cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời cho chồng bà là ông S. Năm 2006 toàn bộ đất ao trên bà N đã chuyển mục đích và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên trong sổ bộ của Ủy ban nhân dân huyện C, nên theo cam kết thì nguyên đơn không có quyền đòi lại đất. Bản án phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của bà N và ông K, bác toàn bộ khởi kiện của bà M, bà L là đúng quy định pháp luật.

Bài viết chỉ có tính chất trao đổi, mong nhận được ý kiến của các bạn đồng nghiệp và bạn đọc có quan tâm

Hồ Thị Thanh Hương - KSV trung cấp Phòng 9

Tin mới