Thứ Bảy, 14/09/2024

Quá trình hình thành và phát triển

- Đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

-  Tháng 7/1975, “VIỆN CÔNG TỐ NHÂN DÂN” được thành lập.


- Ngày 02/8/1976, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 33/QĐ-76 thành lập “VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Về tổ chức bộ máy: Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có:

+ 05 tổ nghiệp vụ gồm: Tổ Kiểm sát xét xử, Tổ Kiểm sát điều tra án chính trị, Tổ Kiểm sát điều tra án kinh tế, Tổ Kiểm sát điều tra án trị an, Tổ Tổng hợp, Tổ chức, Tiếp dân.

+ 17 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân quận-huyện: Viện kiểm sát nhân dân Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Thủ Đức.


- Ngày 29/12/1978, tiếp nhận Viện kiểm sát nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Đồng Nai.

Huyện Duyên Hải, tỉnh Đồng Nai được sáp nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai của Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 ngày 29/12/1978.


- Năm 1981, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 10 phòng nghiệp vụ và 18 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân quận – huyện.  

+ 10 Phòng nghiệp vụ, gồm:

  1. Văn phòng
  2. Phòng Tổ chức cán bộ
  3. Phòng Kiểm sát chung
  4. Phòng Kiểm sát xét khiếu tố
  5. Phòng Kiểm sát xét xử dân sự
  6. Phòng Kiểm sát điều tra, xét xử án an ninh
  7. Phòng Kiểm sát điều tra, xét xử án kinh tế
  8. Phòng Kiểm sát điều tra, xét xử án trị an
  9. Phòng Kiểm sát giam giữ, cải tạo
  10. Phòng Kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, thi hành án hình sự

- Năm 1983, thành lập Phòng Điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

- Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 11 phòng nghiệp vụ và 18 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân quận – huyện.


- Ngày 18/12/1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 405-HĐBT về việc đổi tên huyện Duyên Hải, Thành phố Hồ Chí Minh thành huyện Cần Giờ.

Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân huyện Duyên Hải đổi tên thành Viện kiểm sát nhân dân huyện Cần Giờ.


- Năm 1994, thành lập Phòng Kiểm sát Thi hành án thuộc Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

- Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 12 phòng và 18 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân quận – huyện.  


- Ngày 06/01/1997, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03-CP về việc thành lập quận Thủ Đức, quận 2, quận 7, quận 9, quận 12 và thành lập các phường thuộc các quận mới - Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngày 01/4/1997, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 07/QĐ-TL thành lập các Viện kiểm sát nhân dân quận mới thuộc Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh như sau: Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức trên cơ sở Viện kiểm sát nhân dân huyện Thủ Đức, Viện kiểm sát nhân dân Quận 2, Quận 7, Quận 9, Quận 12.

- Tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 12 phòng và 22 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân quận – huyện.


- Ngày 16/3/1998, thành lập Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, lao động, kinh tế và phá sản doanh nghiệp thuộc Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 06/QĐ-V9 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành).

- Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 13 phòng nghiệp vụ và 22 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân quận – huyện.


- Năm 2002, căn cứ Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002, giải thể 02 phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: Phòng Kiểm sát tuân theo pháp luật và Phòng Điều tra.

- Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 11 phòng nghiệp vụ và 22 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân quận – huyện.

- Ngày 09/4/2003, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 120/2003/QĐ-VTC(V9) quy định bộ máy làm việc của 06 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk) được cơ cấu 11 Phòng.

- Ngày 23/5/2003, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 32/2003/QĐ-VTC(V9) về thành lập và đổi tên một số Phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

  1. Thành lập Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự trên cơ sở sáp nhập Phòng Kiểm sát điều tra án trị an và Phòng Kiểm sát điều tra án kinh tế
  2. Thành lập Phòng thống kê tội phạm
  3. Đổi tên Phòng Kiểm sát điều tra án an ninh thành Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh và án ma túy
  4. Đổi tên Phòng Kiểm sát xét xử hình sự thành Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm án hình sự
  5. Đổi tên Phòng Kiểm sát giam giữ, cải tạo thành Phòng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù
  6. Đổi tên Phòng Kiểm sát xét xử dân sự thành Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự
  7. Đổi tên Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, lao động, kinh tế và phá sản doanh nghiệp thành Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật
  8. Đổi tên Phòng Kiểm sát xét khiếu tố thành Phòng khiếu tố

Do đó, 11 phòng nghiệp vụ thuộc VKSND Thành phố Hồ Chí Minh gồm:

  1. Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự
  2. Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh và án ma túy
  3. Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm án hình sự
  4. Phòng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù
  5. Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự
  6. Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật
  7. Phòng kiểm sát thi hành án
  8. Phòng khiếu tố
  9. Phòng thống kê tội phạm
  10. Phòng tổ chức cán bộ
  11. Văn phòng tổng hợp

- Ngày 05/11/2003, quận Bình Tân và Tân Phú được thành lập theo Nghị định 130/2003/NĐ-CP của Chính phủ. 

- Ngày 01/12/2003, Viện kiểm sát nhân dân quận Bình Tân được thành lập trên cơ sở chia tách Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Chánh và Viện kiểm sát nhân dân quận Tân Phú được thành lập trên cơ sở chia tách Viện kiểm sát nhân dân quận Tân Bình.

Căn cứ Quyết định số 83/2003/QĐ-TCCB ngày 27/11/2003 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân quận Bình Tân và Quyết định số 84/2003/QĐ-TCCB ngày 27/11/2003 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân quận Tân Phú thuộc Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

- Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 11 phòng nghiệp vụ và 24 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân quận – huyện.


- Ngày 14/7/2005, thành lập phòng THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm án hình sự về kinh tế và chức vụ, phòng THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội thuộc Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở chia tách Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự (theo Quyết định số 27/2005/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

- Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 12 phòng nghiệp vụ và 24 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân quận – huyện.


- Ngày 01/9/2005, thành lập Phòng Kế hoạch – Tài chính trên cơ sở chia tách Văn phòng tổng hợp (Căn cứ Quyết định số 70/2005/QĐ-TCCB ngày 25/8/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

- Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 13 phòng và 24 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân quận – huyện.


- Ngày 16/8/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 522d/NQ-UBTVQH13 phê chuẩn điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ và đổi tên một số đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Theo đó, các phòng nghiệp vụ và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được đổi tên như sau:

1. Phòng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù đổi tên thành Phòng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự

2. Phòng kiểm sát thi hành án đổi tên thành Phòng kiểm sát thi hành án dân sự

3. Phòng thống kê tội phạm đổi tên thành Phòng thống kê tội phạm và công nghệ thông tin.

- Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 13 phòng và 24 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân quận – huyện.

13 phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gồm:

(1)  Phòng THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm án hình sự về kinh tế và chức vụ (Phòng 1)

(2)  Phòng THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội (Phòng 1A)

(3)  Phòng THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm án an ninh và án ma túy (Phòng 2)

(4)  Phòng THQCT, KSĐT, KSXX phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm án hình sự (Phòng 3)

(5)  Phòng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Phòng 4)

(6)  Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự (Phòng 5)

(7)  Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 12) 

(8)  Phòng kiểm sát thi hành án dân sự (Phòng 10)

(9)  Phòng khiếu tố (Phòng 7)

(10) Phòng thống kê tội phạm và công nghệ thông tin (Phòng 6)

(11) Phòng tổ chức cán bộ (Phòng 9)

(12) Văn phòng tổng hợp

(13) Phòng Kế hoạch – Tài chính (Phòng 8)


- Ngày 01/3/2014, thành lập Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Căn cứ Quyết định số 15/QĐ-VKSTC-V9 ngày 18/02/2014 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

- Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 14 phòng và 24 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân quận – huyện.


- Ngày 24/11/2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết 82/2014/QH13 về thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014. Theo đó, từ ngày 01/6/2015, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chuyển giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

- Ngày 18/8/2015, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 587/QĐ-VKSTC-V15 về việc quy định tên gọi tắt, ký hiệu của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh. Các phòng thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đổi tên như sau:

  1. Phòng THQCT, KSXX phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm án hình sự đổi tên thành Phòng THQCT, KSXX phúc thẩm án hình sự (Phòng 7)
  2. Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự thành Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Phòng 9)
  3. Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật thành Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ, việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 10)
  4. Phòng Khiếu tố thành Phòng Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Phòng 12)

- Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 14 phòng và 24 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân quận - huyện.


- Ngày 01/3/2020, sáp nhập Phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin, Phòng Kế hoạch-Tài chính vào Văn phòng tổng hợp (Theo Quyết định số 07/QĐ-VKSTC ngày 31/01/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc sáp nhập đơn vị cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh).

- Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 12 phòng và 24 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân quận - huyện.


- Ngày 09/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, giải thể Viện kiểm sát nhân dân Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức để thành lập Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Từ 01/01/2021 đến nay, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 12 phòng và 22 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cụ thể như sau:

+ 12 phòng và tương đương, gồm:

  1. Phòng THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm án hình sự về an ninh, ma túy (Phòng 1)
  2. Phòng THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội (Phòng 2)
  3. Phòng THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm án hình sự về kinh tế và tham nhũng, chức vụ (Phòng 3)
  4. Phòng THQCT, KSXX phúc thẩm án hình sự (Phòng 7)
  5. Phòng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự (Phòng 8)
  6. Phòng kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Phòng 9)
  7. Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 10)
  8. Phòng kiểm sát thi hành án dân sự (Phòng 11)
  9. Phòng kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Phòng 12)
  10. Phòng Tổ chức cán bộ
  11. Thanh tra
  12. Văn phòng tổng hợp

+ 22 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện:

  1. Viện kiểm sát nhân dân Quận 1
  2. Viện kiểm sát nhân dân Quận 3
  3. Viện kiểm sát nhân dân Quận 4
  4. Viện kiểm sát nhân dân Quận 5
  5. Viện kiểm sát nhân dân Quận 6
  6. Viện kiểm sát nhân dân Quận 7
  7. Viện kiểm sát nhân dân Quận 8
  8. Viện kiểm sát nhân dân Quận 10
  9. Viện kiểm sát nhân dân Quận 11
  10. Viện kiểm sát nhân dân Quận 12
  11. Viện kiểm sát nhân dân Quận Bình Thạnh
  12. Viện kiểm sát nhân dân Quận Phú Nhuận
  13. Viện kiểm sát nhân dân Quận Gò Vấp
  14. Viện kiểm sát nhân dân Quận Tân Bình
  15. Viện kiểm sát nhân dân Quận Bình Tân
  16. Viện kiểm sát nhân dân Quận Tân Phú
  17. Viện kiểm sát nhân dân huyện Củ Chi
  18. Viện kiểm sát nhân dân huyện Hóc Môn
  19. Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Chánh
  20. Viện kiểm sát nhân dân huyện Nhà Bè
  21. Viện kiểm sát nhân dân huyện Cần Giờ
  22. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức