Thứ Hai, 09/12/2024
KIEMSAT.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị về giải thể, thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thuộc một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cụ thể:
Thành lập Viện kiểm sát nhân dân huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Theo Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã Quyết nghị giải thể Tòa án nhân dân huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Tòa án nhân dân huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Giải thể Viện kiểm sát nhân dân huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Viện kiểm sát nhân dân huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; thành lập Tòa án nhân dân huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Thành lập Viện kiểm sát nhân dân huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tòa án nhân dân huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện Long Điền và Tòa án nhân dân huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân huyện Long Đất có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân huyện Long Điền và Viện kiểm sát nhân dân huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 07 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 04 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 07 thị trấn.
Sau khi sắp xếp, huyện Long Đất có 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 xã: Láng Dài, Long Tân, Phước Hội, Phước Hưng, Phước Long Thọ, Phước Tỉnh, Tam An và 04 thị trấn: Đất Đỏ, Long Điền, Long Hải, Phước Hải.
Thành lập Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủy Nguyên và thành lập Viện kiểm sát nhân dân quận An Dương thành phố Hải Phòng
Theo Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Hải Phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã Quyết nghị thành lập Tòa án nhân dân thành phố Thủy Nguyên trên cơ sở kế thừa Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng; thành lập Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủy Nguyên trên cơ sở kế thừa Viện kiểm sát nhân dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng; thành lập Tòa án nhân dân quận An Dương trên cơ sở kế thừa Tòa án nhân dân huyện An Dương, thành phố Hải Phòng; thành lập Viện kiểm sát nhân dân quận An Dương trên cơ sở kế thừa Viện kiểm sát nhân dân huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, thành phố Hải Phòng có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 08 quận, 06 huyện và 01 thành phố; 167 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 79 phường, 07 thị trấn và 81 xã.
Sau khi sắp xếp, quận An Dương có 10 phường, gồm: An Đồng, An Hải, An Hòa, Đồng Thái, Hồng Phong, Hồng Thái, Lê Lợi, Lê Thiện, Nam Sơn và Tân Tiến; thành phố Thủy Nguyên có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 phường: An Lư, Dương Quan, Hoa Động, Hòa Bình, Hoàng Lâm, Lập Lễ, Lê Hồng Phong, Lưu Kiếm, Minh Đức, Nam Triệu Giang, Phạm Ngũ Lão, Quảng Thanh, Tam Hưng, Thiên Hương, Thủy Đường, Thủy Hà, Trần Hưng Đạo và 04 xã: Bạch Đằng, Liên Xuân, Ninh Sơn, Quang Trung.
Giải thể Viện kiểm sát nhân dân huyện Đạ Tẻh và Viện kiểm sát nhân dân huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng
Theo Nghị quyết số 1245/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Lâm Đồng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã Quyết nghị giải thể Tòa án nhân dân huyện Đạ Tẻh và Tòa án nhân dân huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng; giải thể Viện kiểm sát nhân dân huyện Đạ Tẻh và Viện kiểm sát nhân dân huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Tòa án nhân dân huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện Đạ Tẻh và Tòa án nhân dân huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đạ Tẻh và Viện kiểm sát nhân dân huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2024.
Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Lâm Đồng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 08 huyện và 02 thành phố; 137 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 106 xã, 18 phường và 13 thị trấn.
Sau khi sắp xếp, huyện Đạ Huoai có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 18 xã: An Nhơn, Bà Gia, Đạ Kho, Đạ Lây, Đạ Oai, Đạ Pal, Đồng Nai Thượng, Đức Phổ, Gia Viễn, Hà Lâm, Mađaguôi, Mỹ Đức, Nam Ninh, Phước Cát 2, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quốc Oai, Tiên Hoàng và 05 thị trấn: Đạ M’ri, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Mađaguôi, Phước Cát.
Giải thể Viện kiểm sát nhân dân thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
Theo Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Nghệ An, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã Quyết nghị giải thể Tòa án nhân dân thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An; giải thể Viện kiểm sát nhân dân thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An theo quy định của pháp luật..
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2024.
Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Nghệ An có 20 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 17 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố; 412 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 362 xã, 33 phường và 17 thị trấn.
Sau khi sắp xếp, thành phố Vinh có 33 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 24 phường: Bến Thủy, Cửa Nam, Đông Vĩnh, Hà Huy Tập, Hưng Bình, Hưng Dũng, Hưng Đông, Hưng Lộc, Hưng Phúc, Lê Lợi, Nghi Đức, Nghi Hải, Nghi Hòa, Nghi Hương, Nghi Phú, Nghi Thu, Nghi Thủy, Nghi Tân, Quán Bàu, Quang Trung, Thu Thủy, Trung Đô, Trường Thi, Vinh Tân và 09 xã: Hưng Chính, Hưng Hòa, Nghi Ân, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Thái, Nghi Phong, Nghi Xuân, Phúc Thọ.
Giải thể Viện kiểm sát nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
Theo Nghị quyết số 1241/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Quảng Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã Quyết nghị giải thể Tòa án nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam; giải thể Viện kiểm sát nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Quảng Nam có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 14 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố; 233 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 190 xã, 29 phường và 14 thị trấn.
Sau khi sắp xếp, huyện Quế Sơn có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã: Ninh Phước, Phước Ninh, Quế An, Quế Châu, Quế Hiệp, Quế Lâm, Quế Long, Quế Lộc, Quế Minh, Quế Mỹ, Quế Phong, Quế Phú, Quế Thuận, Quế Xuân 1, Quế Xuân 2 và 03 thị trấn: Đông Phú, Hương An, Trung Phước.
Giải thể Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Theo Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã Quyết nghị giải thể Tòa án nhân dân huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa; giải thể Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Thanh Hóa có 26 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 22 huyện, 02 thị xã và 02 thành phố; 547 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 452 xã, 63 phường và 32 thị trấn.
Sau khi sắp xếp, thành phố Thanh Hóa có 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 33 phường: An Hưng, Ba Đình, Điện Biên, Đông Cương, Đông Hải, Đông Hương, Đông Lĩnh, Đông Sơn, Đông Tân, Đông Thịnh, Đông Thọ, Đông Vệ, Hàm Rồng, Hoằng Đại, Hoằng Quang, Lam Sơn, Long Anh, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Hưng, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Thịnh, Tào Xuyên, Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Trường Thi, Rừng Thông và 14 xã: Đông Hòa, Đông Hoàng, Đông Khê, Đông Minh, Đông Nam, Đông Ninh, Đông Phú, Đông Quang, Đông Thanh, Đông Tiến, Đông Văn, Đông Yên, Đông Vinh và Thiệu Vân.
Các Nghị quyết nêu rõ: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện các nội dung của các Nghị quyết thuộc trách nhiệm quản lý; sắp xếp, bố trí công chức, người lao động, xử lý trụ sở, tài sản công tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân bị giải thể; sắp xếp tổ chức bộ máy, quyết định biên chế, số lượng Thẩm phán, Kiểm sát viên, công chức khác, người lao động của các Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân được thành lập và các nội dung khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức hữu quan liên quan có trách nhiệm tổ chức thi hành các Nghị quyết này; sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.