Thứ Sáu, 13/12/2024
(HCM CityWeb) – UBND TPHCM vừa ban hành Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn TP.
Theo đó, Quy chế này áp dụng đối với các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức, UBND phường, xã, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Về nguyên tắc phối hợp, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật; không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước đã được pháp luật quy định; Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật phải được thực hiện một cách thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm yêu cầu về chất lượng, tiến độ và hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực của từng cơ quan; Huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Nội dung phối hợp bao gồm xây dựng kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Tổ chức thực hiện kKế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; Thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật; Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
UBND TP yêu cầu các đơn vị báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật hằng năm. Thủ trưởng Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức chịu trách nhiệm báo cáo về tình hình thi hành pháp luật đối với các lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi ngành, địa bàn quản lý, trong đó có tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm của ngành, trọng tâm liên ngành, gửi Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành được giao là đơn vị chủ trì theo dõi đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành.
Các Sở, ban, ngành là đơn vị chủ trì, căn cứ thông tin về tình hình thi hành pháp luật thu thập được, thực tiễn quản lý của ngành, báo cáo của UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các cơ quan liên quan, thực hiện tổng hợp báo cáo về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm của ngành, liên ngành thuộc phạm vi quản lý, báo cáo UBND Thành phố (thông qua Sở Tư pháp).
UBND TP yêu cầu Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp UBND Thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của pháp luật chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
UBND TP đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phối hợp thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo Quy chế này và quy định pháp luật liên quan.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về UBND TP, thông qua Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND TP sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật.
ZUKI